Trần thạch cao hiện nay được chia làm hai loại chính là trần thạch cao nổi và trần thạch cao chìm. Trần thạch cao hiện nay được dùng rất nhiều trong ngành thiết kế văn phòng và thiết kế nhà ở. Trần thạch cao được làm nên từ những tấm thạch cao, chúng được cố định và liên kết vững chắc vào phần khung xương của trần nhà. Mỗi một loại trần thạch cao khác nhau sẽ có những khái niệm, những tính năng khác nhau để làm sao chúng phù hợp nhất cho từng vị trí sử dụng trong ngôi nhà. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý khách hàng về trần thạch cao nổi.
Trần thạch cao nổi là gì?
Trần thạch cao nổi hay còn được gọi khác là trần thả, là loại trần với thiết kế có thanh xương bị lộ ra bên ngoài. Chức năng của chúng là giúp che đi những khuyết điểm của công trình như các đường dây điện, các đường ống nước, giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình cũng như đảm bảo được an toàn cho người sử dụng.
Xem thêm: Gỗ công nghiệp là gì
Cách thi công trần thạch cao nổi
Cách thi công trần nổi là thả các tấm thạch cao đã được cắt ra các kích thước đã được đo đạc từ ban đầu xuống bằng các khung định hình, các khung định hình chữ L hoặc chữ T, khung này được là từ chất liệu nhôm hoặc tôn mạ kẽm để vừa trang trí cũng như giảm được sức nặng đối với trần nhà. Khoảng cách giữa trần treo và tấm sàn kết cấu bên trên thường từ 3 đến 8 inch, thế nên đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho trần được gọi là trần thả hay trần nổi.
Tuy nhiên đầu tiên trước khi bước vào quy trình lắp đặt trần nổi bạn cần phải xác định vị trí thả trần, đo đạc kích thước lắp dặt và bắt đầu thiết kế chính xác lưới và khung treo. Sau đấy bạn sẽ cần đo kích thước của tấm thạch cao để cắt cho phù hợp nhất.
Cấu tạo của trần thạch cao nổi
- Các thanh treo chính: Các thanh treo hình chữ L và hình chữ T được làm từ nhôm hoặc thép mạ kẽm. Chúng được kết nối với dầm trần nhà bằng các dây chịu lực.
- Thanh treo phụ: là các thanh phố trí đan xen với nhau và kết nối với các thanh chính để tạo thành khung đan theo thiết kế ban đầu.
- Tấm thạch cao: Các tấm này sẽ liên kết với phần khung bao gồ thanh chính và thanh phụ, chức năng của các tấm này là trang trí, che đi những khuyết điểm của ngôi nhà.
Các loại tấm thạch cao trong trần nổi
Có các loại tấm thạch cao khác nhau với kiểu dáng và màu sắc khác nhau để phù hợp với sở thích của từng người. Hiện nay tấm thạch cao không giới hạn về màu sắc mà chúng được làm đa dạng màu sắc hơn để phù hợp với màu sắc của ngôi nhà, cùng như phù hợp hơn với không gian nội thất bên trong.
Tấm thạch cao thông thường sẽ có kích thước là 600mm x 600mm hoặc 600mm x x12000mm, đây là kích thước chuẩn, tuy nhiên phụ thuộc vào thiết kế làm trần thạch cao nổi mà các thợ lắp đặt sẽ cắt ra để phù hợp nhất.
Ưu và nhược điểm của trần thạch cao nổi
Ưu điểm của trần thạch cao nổi:
- Có khả năng cách âm tốt, chúng có khả năng giúp giảm hấp thụ âm thanh từ bên ngoài vào ngôi nhà của bạn.
- Dễ dàng vệ sinh: Bề mặt trần thạch cao trơn nhẵn, nên rất dễ để lau chùi cũng như vệ sinh hàng ngày mà không cần đến chất tẩy rửa mạnh.
- Có khả năng chống cháy tốt.
- Khả năng chống ẩm chống thấm nước cao.
- Không bị ăn mòn khi tiếp xúc phải hóa chất.
Nhược điểm của trần thạch cao nổi:
- Tuy trần tương đối dễ lắp đặt, tuy nhiên nếu như không tìm được địa chỉ lắp trần thạch cao uy tín sẽ khiến cho không gian không được đồng đều, hay bị rơi trần do không xác định được kích thước chuẩn.
- Trần nổi không đạt được mặt thẩm mỹ như trần chìm
- Trần nổi khiến cho trần nhà của bạn bị thấp, đặc biệt nhất là ở khu vực chung cư, lạm dụng trần nổi khiến chiều cao của nhà bị thấp.
Trên đây là những giới thiệu về khái niệm, cách lắp đặt và ưu nhược điểm của trần thạch cao nổi, hy vọng chúng sẽ hữu ích đến quý anh chị khách hàng. Để được tư vấn về thiết kế và thi công văn phòng, nhà ở và làm trần thạch cao quý anh chị hãy liên hệ ngay đến công ty Arica Việt Nam của chúng tôi.
Xem thêm: Gỗ MDF là gì? Gỗ MDF có tốt không?